10 sai lầm chết người của dân SEO: Nếu mục đích của bạn là xây dựng một trang web có thể đứng vững trước bất kỳ thuật toán nào, đừng mắc phải những sai lầm dưới đây.
Nhiều năm qua, công ty chúng tôi đã tư vấn SEO cho rất nhiều website và do đó chúng tôi đã chứng kiến một số lượng không nhỏ những sai lầm của các SEOer. Từ những website nhỏ cho đến những website của các công ty trong Fortune 500 và tôi đã thu gọn chúng về 10 lầm lẫn cơ bản dưới đây:
Dưới đây là 10 chiến thuật sai lầm phổ biến nhất mà các SEO hay mắc phải. Hãy nghiên cứu kỹ xem bạn có mắc phải bất kỳ lầm lẫn nào không nhé!
1. Nhồi nhét từ khóa
Đây là điều tội tệ nhất mà bạn có thể làm với website của mình. Tôi chắc rằng bạn sẽ không ưa gì những website kiểu này. Vậy tại sao lại làm thế với trang web của chính bạn?
Nhồi nhét từ khóa là chiến thuật cổ lỗ sĩ nhằm mục đích lừa gạt Google khi tìm cách chèn thật nhiều từ khóa vào trong bài viết.
Hãy nhớ rằng: Lặp lại từ khóa một cách có chủ đích sẽ không làm thay đổi thứ hạng trang web của bạn. Có thể ban đầu bạn nó thu hút Google nhưng sau khi bị phát hiện ra, bạn sẽ bị đá văng khỏi bảng kết quả tìm kiếm.
Google đang ngày càng thông minh ra nhờ những thuật toán được cập nhật đều đặn. Để tìm hiểu về lịch sử tiến hóa của cỗ máy tìm kiếm này, bạn có thể tham khảo tại đâ.
2. Liên kết gãy – Broken link
Broken link – Liên kết gãy (hỏng) là một liên kết không còn trỏ tới trang đích của nó nữa.
Một trang web bình thường không thể tránh khỏi những liên kết hỏng, tuy nhiên chúng làm cho khách ghé thăm website của bạn cảm thấy khó chịu trong khi Google luôn dành ưu tiên rất lớn cho trải nghiệm người dùng. Phát hiện ra liên kết hỏng không khó vì vậy hãy luôn đều đặn dành một khoảng thời gian nhất định để chăm sóc cho website của bạn nhé!
3. Sao chép nội dung của người khác
Bạn còn nhớ thời học sinh khi rất nhiều người kiếm được điểm cao chỉ nhờ cách đi copy bài của người khác. Việc này thậm chí còn phổ biến hơn trong thế giới SEO. Rõ ràng kỹ thuật này không mang lại lợi ích gì cho người dùng và do đó Google không ưa nó.
Tạo ra những bài viết độc đáo của riêng mình sẽ xây dựng tên tuổi của bạn trong mắt người đọc và Google. Nhưng đánh cắp nó từ đối thủ thì không chỉ là vi phạm pháp luật: Google có thể đẩy trang web đó xuống đáy bảng xếp hạng hay nghiêm trọng hơn là index lại toàn bộ website. Do vậy, đừng bao giờ làm cái việc dại dột này.
Nếu bạn cảm thấy bí ý tưởng khi viết nội dung, hãy ghé thăm mục bí kíp xây dựng nội dung của chúng tôi.
4. Trùng lặp nội dung
Phần này chỉ nhắc đến trùng lặp nội dung giữa các trang web của bạn chứ không đề cập đến việc trùng lặp với các website bên ngoài. Vì vấn đề này rất dễ giải quyết nên một khi đã phát hiện ra thì hãy xử lý nó ngay lập tức.
Trùng lặp có nhiều dạng, và tôi sẽ thu về 2 dạng phổ biến dưới đây:
Dạng 1: Nội dung trùng lặp xuất hiện trên nhiều vị trí
Kiểu trùng lặp này rất nguy hiểm cho thứ hạng website và thường xảy ra với những trang web lớn hoặc những website thương mại điện tử nơi có một vài trang liệt kê cùng một loại sản phẩm. Việc này sẽ khiến cho máy tìm kiếm bối rối với một loạt các câu hỏi:
- Tôi nên đưa trang nào lên bảng kết quả tìm kiếm?
- Trang nào nên được index còn trang nào thì không?
- Sức mạnh liên kết nên được ưu tiên cho một trang web cụ thể hay nên được chia đều cho tất cả các trang?
Tất cả những điều trên có thể khiến website của bạn mất thứ hạng và từ đó mất luôn lượng truy cập. Phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn việc này là sử dụng redirect 301 từ những website chất lượng thấp sang website chính.
Để giải quyết vấn đề trùng lặp nội dung, bạn có thể tham khảo những bài viết về nội dung trùng lặp của tôi trong cuôn ebook tự học SEO.
Dạng 2: Trùng lặp thẻ tiêu đề và thẻ mô tả
Việc này quá phổ biến đến mức tôi thường xuyên nhìn thấy nhiều website mà title được lặp lại ở nhiều trang khác nhau và thậm chí tất cả các trang đều có chung một thẻ tiêu đề.
Một vài hệ quả trị nội dung (CMS) như Drupal và Joomla có chức năng tự động tạo tiêu đề cho bài viết, nhưng bạn đừng bao giờ phụ thuộc vào những chức năng kiểu này. Bạn đã nghe rất nhiều người nói về tầm quan trọng của thẻ tiêu đề với thành công của một chiến dịch SEO, vậy thì hãy dành một sự ưu tiên đặc biệt cho nó.
Tiêu đề của một trang phải là duy nhất trong toàn bộ website và phản ánh được nội dung của trang web đó để:
- Máy tìm kiếm có thể index chính xác
- Người dùng có thể tìm thấy nội dung họ mong muốn
- Xứng đáng với những G+, Like Share của người đọc
Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua thẻ mô tả. Đây là gương mặt của website trên bảng kết quả tìm kiếm. Do vậy bạn nên dành thời gian viết đoạn mô tả càng hấp dẫn càng tốt và không vượt quá 150 ký tự.
Bạn có thể tìm hiểu cách tối ưu thẻ tiêu đề, thẻ mô tả để thúc đẩy thứ hạng trang web tại vietmoz.net
5. Liên kết từ những nguồn kém chất lượng
Liên kết giống như lá phiếu mà người khác bỏ cho trang web của bạn. Hãy tưởng tượng, bạn gặp Ngọc Trinh ngoài đường và cô ấy thì thầm vào tai bạn: “Anh là người đàn ông lý tưởng của đời em”. Chắc bạn sẽ giống tôi, cảm thấy cơ thể mình như bị nổ tung. Đây là sự thừa nhận từ một người mà có tiêu chuẩn rất cao và biết rõ thế nào là một người đàn ông lý tưởng.
Đây cũng là loại chất lượng mà bạn nên tập trung vào trong quá trình xây dựng liên kết của mình. Mặc dù so với các thư mục thì liên kết đến từ những trang web chất lượng khó kiếm hơn nhiều, nhưng số lượng không bao giờ có thể thay thế được cho chất lượng. Một liên kết từ một website uy tín sẽ thúc đẩy thứ hạng và lượng truy cập tốt hơn hàng trăm liên kết từ những nguồn kém chất lượng.
Đọc thêm để biết những bí kíp xây dựng liên kết chất lượng từ những nguồn uy tín tại đây.
6. Thẻ từ khóa
Sử dụng thẻ từ khóa cho SEO thực sự đã không còn ý nghĩa gì. Từ thuở xa xưa khi máy tìm kiếm vẫn còn đang trong giai đoạn sơ khai, thẻ từ khóa có đóng một vai trò nhất định trong các thuật toán. Nhưng ngày nay nó không còn chút giá trị nào với chiến dịch SEO của bạn.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thẻ từ khóa trong phần header trong mã HTML của trang web.
Việc vô tình để lộ từ khóa trong mã HTML sẽ giúp đối thủ biết được bạn đang nhắm đến từ khóa nào và từ đó họ sẽ sử dụng chúng trong chiến dịch Adwords để đánh cắp lượng truy cập của bạn. Vì vậy, đừng dại dột sử dụng chúng bạn nhé!
7. Không sử dụng các công cụ phân tích thường xuyên
Sau khi đã thực hiện vô số chiến thuật, giờ là lúc bạn nhìn lại hiệu quả những công việc mình đã làm.
Nếu bạn không thường xuyên đo lường hiệu quả hoạt động của website, bạn sẽ không theo được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Việc theo dõi thường xuyên sẽ giúp bạn xác định chính xác phần nào của trang web hoạt động tốt, phần nào không từ đó có kế hoạch tối ưu website hợp lý.
Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã cấu hình Google Analytics và Google Webmaster Tools, từ đó bạn có thể phân tích dữ liệu một cách chi tiết.
Tất cả những thủ thuật Google Analytics và Google Webmaster Tools được liệt kê tại đây.
- Google Analytics
- Google Webmaster Tools
8. Không chọn đúng từ khóa
Một khi bạn xây dựng trang web hoặc blog, bạn cần nhắm đến những từ khóa không chỉ phục vụ cho mục đích của trang web cũng như hướng tới sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp, nó còn phải là những từ mà người tìm kiếm thường xuyên sử dụng. Để đảm bảo bạn đang nhắm đến những từ khóa đúng, hãy kiểm tra với công cụ Wordtracker, Google Keywords Tools…
Bạn cho rằng việc này là quá rõ ràng nhưng có thể bạn không biết có rất nhiều trang web lớn lại cố gắng kiếm thứ hạng ở những từ khóa hoàn toàn không liên quan đến sản phẩm của mình.
Cố gắng càng cụ thể càng tốt. Nhắm đến những từ khóa chung chung có thể mang lại nhiều lượt truy cập nhưng không mang đến khách hàng thực sự cho bạn.
Nghiên cứu từ khóa là công việc không thể thiếu với các chuyên gia SEO và vì thế chúng tôi có những bài viết riêng về chủ đề này. Nếu hứng thú bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
9. Không cho Google ghé thăm website của bạn
Matt Cutts, trưởng nhóm chống Spam của Google gần đây nói rằng: Đây chính là lỗi phổ biến nhất của mọi người khi tạo ra website.
Trong một video về những lỗi lầm cơ bản nhất mà các SEO hay mắc phải (http://searchengineland.com/the-top-five-seo-mistakes-according-to-googles-matt-cutts-157574) , Cutts nhấn mạnh rằng: “Nếu máy tìm kiếm gặp khó khăn khi ghé thăm trang web của bạn, nó sẽ không thể được index và đồng nghĩa là không có thứ hạng.”
Bằng cách cấu hình công cụ quản trị website của Google và Bing, bạn sẽ dễ dàng giám sát được khả năng truy cập của con bọ.
Để khám phá thêm về hoạt động của con bọ Google, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây: Cơ chế hoạt động của Google
10. Nội dung văn bản neo không phù hợp
Anchor Text – Văn bản neo là phần văn bản có chứa liên kết. Tạo ra văn bản neo phù hợp sẽ thúc đẩy thứ hạng website của bạn, vì đây là con đường duy nhất mà con bọ tìm đến trang web của bạn.
Đi từ trang này qua trang khác, con bọ tìm kiếm sử dụng liên kết như một chỉ báo về nội dung của trang web đích cũng như cách xếp hạng chúng. Do vậy, bất cứ khi nào tôi thấy người viết bài sử dụng cụm từ “Click Here” thay cho văn bản neo, tôi biết anh ta đã lãng phí một cơ hội để thay đổi vị trí cho website của mình.
Vì vậy, hãy luôn luôn chèn từ khóa vào văn bản neo. Việc này cần tiến hành khéo léo để không thu hút sự chú ý của Google, ví dụ bạn có sử dụng những biến thể của từ khóa đó.
Đọc thêm:
7 sai lầm cơ bản người SEO gặp phải và cách khắc phục
Cách viết Title Tags để SEO website
Acquisto Levitra 10 Mg Spedizioni Cialis In Italia Viagra 100mg 4st [url=http://ciali5mg.com]п»їcialis[/url] Cialis Y Colesterol
Commander Kamagra Generique [url=http://cialisab.com]cialis price[/url] Generic Levitra 40mg No Prescription