Tất tần tật về cái gọi là Hosting cho những ai chưa biết?. hosting là gì?.

1. Hosting là gì ?

Hosting là dịch vụ lưu trữ dữ và chia sẻ liệu trực tuyến, là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file (FTP), Mail… ,bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.

Ví dụ: Bình thường bạn có 1 file trong máy tính, trong Localhost của bạn, giờ bạn muốn cho người khác xem thì bạn cần tải file đó lên mạng, nơi để lưu trữ file đó gọi là hosting.

hosting là gì
hosting là gì

2. Các loại host thông dụng

Về khái niệm chung thì host chia ra 6 loại như sau:

1. Free Hosting – Host miễn phí

Host miễn phí nghĩa là một dịch vụ cho phép bạn đăng ký một gói host với chi phí bằng không, thường được những người mới tìm hiểu làm web hoặc chưa có kinh phí thuê host riêng tìm kiếm.

Ưu điểm của host miễn phí

Ưu điểm duy nhất là bạn có một host riêng trên môi trường internet hoàn toàn miễn phí, không mất tiền thuê hàng tháng để làm website.

Nhược điểm của host miễn phí

Host miễn phí chứa rất nhiều nhược điểm, tiền nào thì của nấy. Thường thì nó chứa các nhược điểm như:

  • Đa phần không hỗ trợ thêm domain riêng.
  • Tài nguyên được phép sử dụng rất thấp.
  • Tốc độ chậm.
  • Bảo mật cực kỳ kém.
  • Nhiều nhà cung cấp bắt bạn phải treo quảng cáo lên website.
  • Cấu hình phần mềm lỗi thời, đa phần đều dễ gặp lỗi khi cài WordPress.

2. Shared Hosting – Host sử dụng chung tài nguyên

Shared Host không phải là hosting do người khác share (chia sẻ) miễn phí với bạn, mà shared hosting nghĩa là các gói host (bao gồm miễn phí và trả phí) được sử dụng chung một nguồn tài nguyên trên máy chủ như RAM, CPU, Dung lượng đĩa, Băng thông,…Và dĩ nhiên, các gói shared hosting đều nằm trên chung một máy chủ vật lý.

Ưu điểm của Shared Host

  • Dễ sử dụng vì luôn có control panel (bảng điều khiển) riêng. Ai cũng có thể sử dụng được, làm quen chỉ mất vài giờ là xong.
  • Được kỹ thuật viên hỗ trợ kỹ thuật khi có sự cố, lỗi.
  • Rẻ, thường có giá dao động từ $2 cho đến $12/tháng.
  • Có thể cài nhiều website lên một gói Shared Host.
  • Có cài các phần mềm cần thiết để chạy website. Bạn chỉ cần mua Shared Host về rồi vào cài mã nguồn WordPress lên mà thôi.
  • Tốc độ cao nếu bạn mua shared host tại các nha cung cấp uy tín.

Nhược điểm của Shared Host

  • Bị giới hạn tài nguyên sử dụng. Một số nhà cung cấp thì giới hạn CPU, một số nhà cung cấp thì giới hạn băng thông, dung lượng.
  • Bảo mật tương đối. Do là dùng chung một hệ thống server nên nếu các website khác trên server bị tấn công thì bạn ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
  • Thi thoảng sẽ bị downtime (thời gian mất kết nối) khiến website không truy cập được.
  • Chỉ thích hợp với các website nhỏ và vừa (khoảng 0 đến 5000 lượt truy cập mỗi ngày).

3. Virtual Private Server (VPS) – Máy chủ ảo riêng

Nếu như website bạn phát triển vượt quá mức tài nguyên cho phép của các dịch vụ Shared Host thì giải pháp mà bạn cần hướng đến đó là các dịch vụ VPS.

VPS thì cũng có chức năng như host thôi (vì nó cũng nằm trên một server vật lý mà) nhưng cái khác là nó được cấp một lượng tài nguyên nhất định để sử dụng độc lập, không ảnh hưởng bởi các website khác trên cùng một server.

Ở Shared Host là bạn đã được cài sẵn hệ điều hành, các ứng dụng liên quan để chạy website. Nhưng ở VPS lại khác, nó không được cài gì cả ngoại trừ hệ điều hành như Microsoft Windows Server, Ubuntu, CentOS, Debian, Fedora,… (bạn có thể tự chọn hệ điều hành) và nhiều nhà cung cấp VPS hiện nay đều hỗ trợ bạn tự cài lại hệ điều hành khi có vấn đề.

Giá trung bình cho một dịch vụ VPS ở thời điểm này là từ $15/tháng đến $300/tháng tùy theo mức độ “khủng” của nó.

Ưu điểm của VPS

  • Tốc độ cao do không bị ảnh hưởng bởi các website khác.
  • Bảo mật tốt vì không bị ảnh hưởng bởi các “hàng xóm”.
  • Tự do tùy chỉnh mọi thiết lập trong server để web chạy tốt nhất.
  • Cài bao nhiêu phần mềm tùy thích.

Nhược điểm

  • Cần có kiến thức về quản trị mạng máy tính và hiểu cơ chế hoạt động của nó. Nói chung là khó sử dụng cho người tay ngang.
  • Nếu bạn không tự quản trị được thì chi phí các dịch vụ quản trị VPS thường hơi đắt, từ $45 đến $100 mỗi tháng.
  • Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về dữ liệu được lưu trên đó, trừ khi bạn có dùng thêm các dịch vụ hỗ trợ backup VPS.

4. Dedicated Server – Máy chủ riêng

Dedicated Server là một lựa chọn cao cấp dành cho các website lớn hoặc cần nhiều tài nguyên hơn cả VPS. Dedicated Server nghĩa là thuê cả một máy chủ riêng được đặt trong hệ thống, và cách sử dụng có thể gọi là gần giống như VPS nhưng bạn sẽ có nhiều quyền hạn hơn, tài nguyên dồi dào hơn, bảo mật tốt hơn.

Quản trị Dedicated Server thông qua IPIM và KVM

Hiện nay giá của một Dedicated Server thường ít nhất là $100/tháng và cao nhất có thể lên đến vài nghìn đô-la Mỹ.

Ưu điểm của Dedicated Server

  • Chịu được lượng truy cập cực lớn.
  • Tài nguyên sử dụng dồi dào.
  • Tự ý cài hệ điều hành và phần mềm tùy thích.
  • Bảo mật tối đa.

Nhược điểm của Dedicated Server

  • Khó sử dụng cho người không chuyên.
  • Tự quản trị server, nếu bạn thuê phí quản trị thì sẽ trả giá có khi bằng một nửa giá thuê server.
  • Tự chịu trách nhiệm các dữ liệu của bạn.
  • Giá cả đắt đỏ.

5.Cloud Hosting

Đây là một mô hình web hosting mới được sử dụng rộng rãi vài năm gần đây nhưng bù lại mô hình này đáp ứng được một số nhược điểm của VPS và Dedicated Server cũng như cải thiện hiệu suất sử dụng lên nhiều lần.

Cloud Hosting (hệ thống host sử dụng công nghệ điện toán đám mây – Cloud Computing) nghĩa là một mạng nhiều máy chủ tập hợp lại thành một mạng đám mây và cho phép người dùng truy cập nó cùng thời điểm. Nói chính xác hơn, nghĩa là nhiều máy tính tập hợp lại và cung cấp tài nguyên cho người dùng.

Hiện nay đa phần mô hình Cloud Hosting đều áp dụng vào việc tạo Cloud VPS hoặc Cloud Dedicated Server chứ Shared Host thì chưa có. Giá cả về dịch vụ này khoảng từ $5 đến $500 mỗi tháng.

Ưu điểm của Cloud Hosting

  • Sử dụng nhiều tài nguyên hơn.
  • Tiết kiệm chi phí. Họ sẽ tính phí dựa trên thời gian bạn sử dụng, chẳng hạn như họ mặc định mỗi giờ sử dụng là $0,002. Bạn không dùng lúc nào thì tắt đi thì sẽ tiết kiệm hơn.
  • Thời gian khởi tạo server cho khách hàng nhanh và có thể hoàn toàn tự động.
  • Bạn có thể xóa nếu không dùng nữa.
  • Có đầy đủ quyền quản trị như VPS hoặc Dedicated Server.
  • Hỗ trợ nhiều datacenter ở khắp các châu lục.

Nhược điểm của Cloud Hosting

  • Đa phần các dịch vụ này kiêm luôn phí quản trị nên giá hơi cao.
  • Không dành cho newbie.
  • Bị phụ thuộc vào mạng đám mây, nếu nó offline thì bạn cũng offline.
  • Khó nhận được hỗ trợ tối ưu vì hệ thống quá lớn, các kỹ thuật viên mất rất nhiều thời gian để hỗ trợ.
  • Cloud Hosting nghĩa là dữ liệu của bạn sẽ không nằm cố định trên một datacenter nào cả. Làm sao bạn chắc chắn nó được bảo mật tốt?

 bảng giá dịch vụ hosting tại shoop.vn

3. Các thông số cần biết trong hosting

– Hệ điều hành (OS) của máy chủ : hiện tại có hai loại OS thông dụng là Linux và Windows.

     + Hosting Linux: là Hosting chuyên hỗ trợ ngôn ngữ lập trình PHP, Joomla, các mã nguồn mở…

     + Hosting Windows: Hosting Windows chuyên hỗ trợ về ngôn ngữ lập trình ASP, ASP.Net, HTML …. vì các Ngôn ngữ này, chạy chuyên trên Hosting Windows, do vậy khi load Web sẽ hỗ trợ tốt hơn, Hosting Windows có hỗ trợ ngôn ngữ PHP, nhưng chủ yếu, là hỗ trợ chính là ASP …

– Dung lượng: Bộ nhớ lưu trữ cho phép bạn tải file lên host

– Băng thông: Bandwidth (băng thông) là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng

– PHP: Phiên bản php hỗ trợ

– Max file: Số lượng file tối đa có thể upload lên host

– RAM: Bộ nhớ đệm

– Addon domain: Số lượng domain bạn có thể trỏ tới hosting

– Subdomain: Số lượng tên miền phụ có thể tạo ra cho mỗi tên miền

– Park domain: Số lượng tên miền có thể parking

– Email accounts: Số lượng email đi kèm với hosting

– FTP accounts: Số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting

 4. Tại sao cần phải mua hosting ?

Nếu không có hosting thì website sẽ chỉ hoạt động trên máy tính bạn mà thôi, chỉ có mình bạn nhìn thấy, dữ liệu sẽ không được chia sẻ trên mạng. Vậy nên rất cần thiết để có một gói hosting.

5. Mua hosting ở đâu ?

Bạn có thể dùng hosting nước ngoài hoặc Việt Nam
Nếu website bạn chủ yếu có lượt truy cập trong nước thì nên chọn mua hosting Việt Nam dùng là tốt nhất
Có nhiều nhà cung cấp hosting bạn có thể chọn.

 6. Giá mua hosting

Giá mua hosting sẽ phụ thuộc vào dung lượng, băng thông, loại hosting và tùy từng nhà cung cấp dịch vụ

giá giao động khoảng 30.000 đến 2.000.000/ tháng tùy thuộc vào nhà cung cấp bạn chọn.

7. những lưu ý chung khi chọn dịch vụ hosting

 

1. Tránh các lời rao trên Facebook

Ở một số group bạn có thể thấy có rất nhiều người vào đó rao dịch vụ host giá rẻ với những lời mời chào rất hấp dẫn như băng thông không giới han, tốc độ cao, tặng 3 tháng sử dụng, hỗ trợ trọn đời (nực cười),…bla bla…Nhưng đó đều là các dịch vụ rởm hoặc mới ra đời không ai dám kiểm chứng.

Các nhà cung cấp có uy tín họ đều có đủ khả năng tạo ra các chiến dịch truyền thông cực tốt nên không cần phí thời gian rao vặt vảnh như thế.

2. Không mua của cá nhân

Dịch vụ host là một dịch vụ nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến việc kinh doanh, an toàn thông tin của bạn. Tốt nhất hãy gửi gắm các dữ liệu đó cho các công ty lớn vì có thể bạn sẽ cần hỗ trợ rất nhiều.

3. Lựa chọn datacenter phù hợp

Có rất nhiều nhà cung cấp host hiện nay hỗ trợ bạn tự chọn datacenter khi đăng ký. Nếu bạn biết cách chọn datacenter thì tốc độ sẽ nhanh được như ý muốn mà không cần dùng các datacenter trong nước.

Cụ thể, nếu họ cho phép thì hãy ưu tiên chọn các datacenter tại Châu Á như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Việt Nam.

 

Tất tần tật về cái gọi là Hosting cho những ai chưa biết?. hosting là gì?.
Đánh giá bài viết này

One thought on “Tất tần tật về cái gọi là Hosting cho những ai chưa biết?. hosting là gì?.

Trả lời